Cây đại phú hay cây đại phú gia có tên khoa học: Aglaoocma sp. Có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Á. Cây đại phú có thân mập, lá trải dài từ gốc, phiến lá xanh bóng. Lá dạng bầu dục hơi thuôn nhọn đầu, cuốn mập, có bẹ ôm thân. Lá màu dày, gân lông chim. Đại phú gia có lá to màu xanh thẫm. Thân cây to và nhiều nước. Cây đã dưỡng lâu trong chậu nên sẽ bền và đẹp hơn. Làm cây cảnh văn phòng rất bền và đẹp. Cây ưa thích ánh sáng bán phần, thích hợp trang trí nội thất, văn phòng, tiền sảnh…Đại phú gia có thể đặt ở nơi ánh sáng bán phần, nơi giao thông chung như khu vực nhiều người đi lại như cầu thang, hành lang… Cây có thân mập, tròn. Có thể cao 1-2m.
Ý nghĩa:
Cây Đại phú gia hay đại phú quý là loài cây mang ý nghĩa tốt về phong thủy, mang lại tiền tài và sức khỏe cho gia chủ. Cây đại phú gia chịu bóng, ưa khí hậu mát mẻ, phù hợp trồng trong nhà, văn phòng, tiền sảnh…Cây sống khỏe, dễ chăm sóc. Làm không gian xanh tươi, tạo sự cân bằng giữa thiên nhiên và con người. Giúp thanh lọc không khí để có môi trường làm việc và sống dễ chịu nhất. Điều hòa nhiệt độ, không khí cho không gian của bạn. Có thể trồng làm cảnh hoặc làm quà tặng.
Cây Đại phú gia không chỉ mang ý nghĩa về phong thủy, mang lại tiền tài và sức khỏe. Ngoài ra cây dùng để trang trí nội thất trong nhà sẽ làm không gian trong nhà xanh và tạo sự cân bằng giữa thiên nhiên và con người.
Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Nếu cây đại phú gia được dùng trong phòng máy lạnh, thì thỉnh thoảng phải đưa ra ngoài hứng nắng cho cây, trung bình 1 tuần khoảng vài lần, để cây quang hợp và giúp lá cây xanh tươi hơn, bên cạnh đó việc tưới nước cũng được thực hiện khoảng 5 ngày 1 lần cho cây. Thời gian đầu có thể chưa cần bón phân cho cây, khoảng 1 tháng – 1.5 tháng thì nên mua phân về bổ sung dinh dưỡng, giúp cây sống khỏe và xanh tốt. Không nên để cây trong nhà, trong phòng kín quá lâu, cây dễ đổ bệnh, bạn chỉ nên để cây nội thất trong nhà 2 tuần, tối đa 1 tháng là phải đem cây ra ngoài trời, nơi râm mát để cây hồi phục. Khi phát hiện cây có hiện tượng lá vàng cần hay lá bị đốm cần kiên quyết cắt bỏ.
Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
Thường xuyên theo dõi, cắt bỏ bớt cành lá khô, sâu bệnh, tạo dáng đẹp cho cây.
Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Đại Phú Gia:
Phân thích hợp cho loại cây này là phân hữu cơ vi sinh, do vậy có thể bón phân hữu cơ vi sinh cho cây sau mỗi chu kỳ mang ra ngoài, kết hợp với việc thay đất mặt, khoảng 40 đến 50 ngày bón một lần phân hữu cơ, liều lượng khoảng 0,4 đến 0,5kg/lần, sau đó tưới nước thật đẫm Khi cây có biểu hiện hồi phục, ra lá mới, các lá cũ đã lấy lại được sức căng, không bị rũ xuống nữa. Đấy mới là thời điểm thích hợp để bón phân hay phun thuốc cho cây. Đơn giản và dễ kiếm nhất là sử dụng phân vi sinh. Tuyệt đối không bón cây bằng nước vo gạo hay bã chè.
Lưu ý: mang cây ra ngoài để dưỡng rồi mới bón phân.
Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Đại Phú Gia:
Nhện: Gây hại trên lá làm cho lá bị cháy vàng lãm xuống héo đi và biến dạng, cuối cùng làm cho lá vàng khô và rụng. Phòng trừ: Sử dụng Pegesus 500EC liều lượng 8 –10 ml/bình 8 lít, phun 3 bình/sào Bắc Bộ, hoặc sử dụng luân với một số loại thuốc khác như: Ortus 5 EC liều lượng 10 ml/bình 8 lít, Comite 73 ND liều lượng 10 –15 ml/ bình 8 lít.
Rệp: hút dịch dinh dưỡng của lá non, mầm non của hoa làm cho cây bị suy nhược, lá và hoa bị biến dạng, cong queo, phát dục khó. Dịch do chúng tiết ra dẫn dụ kiến đến dẫn đến bệnh muội than hoặc các loại bệnh nấm khác.Phòng trừ: sử dụng Karate 2,5 EC liều lượng10 – 15 ml/bình 10lít, Ofatox 400WP hoặc Supracide 40ND liều lượng10 – 15 ml/bình 10 lít.
Bệnh đốm vòng trắng (vành khuyên trắng): gây hại rễ và ở cổ thân cây, lá và rễ. Phòng trừ: Không được dùng khay và chất nền cũ chưa qua khử trùng. Xử lý diệt ký chủ khác, vệ sinh nơi trồng. Loại bỏ cây bị bệnh, lá bị bệnh để tiêu huỷ. Sử dụng Futanin50% 50ml/bình 8 lít phun toàn bộ lên cây.
Bệnh thối cây do vi khuẩn (Xanthomonas): Bệnh do trung gian truyền bệnh là bọ trĩ chích hút. Phòng trừ: Không sử dụng cây bị bệnh để nhân giống. Cách ly và tiêu hủy cây bị bệnh, khử trùng dụng cụ. Hạn chế tưới nước, khi tưới không nước bắn từ luống này sang luống khác. Giảm tối đa lượng đạm bón cho cây, tăng cường thêm kali, lân, các vitamin và các nguyên tố vi lượng để giúp cây khoẻ mạnh chống chịu lại bệnh. Sử dụng Starner, Streptomycin hoặc Oxytetracyclin để phun cho cây và xử lý chất trồng.