Cây Bạch Mã Hoàng Tử hay còn được gọi là cây Bạch Mã. Tên khoa học: Aglaonema Pseudobracteatum, có xuất xứ từ Châu Á nhiệt đới, là loài thân thảo, mọc thành bụi, cây có chiều cao trung bình từ 40-80 cm, tán rộng khoảng 30-35 cm, thân vươn thẳng.
Cây Bạch Mã Hoàng Tử là loại cây thân thảo mọc thành bụi, mang dáng vóc của một chàng trai lịch lãm và phong độ, ngoài ra cây còn có nghĩa là tiến nhanh, thuận buồm xuôi gió trong công việc cũng như trong cuộc sống. Cây có tác dụng thanh lọc và điều hòa không khí, tốt cho sức khỏe.
Ngoài tác dụng thanh lọc, điều hòa không khí, cây Bạch Mã Hoàng tử còn mang ý nghĩa tài lộc, may mắn.
Ngoài tác dụng thanh lọc, điều hòa không khí, đặc biệt thích hợp với môi trường sử dụng điều hòa thường xuyên, Bạch Mã Hoàng tử còn mang ý nghĩa tài lộc, may mắn, sự thăng tiến trong công việc và thuận buồm xuôi gió trong cuộc sống. Kỹ thuật trồng cây Bạch Mã Hoàng Tử và cách chăm sóc cần phải đặc biệt chú ý tới điều kiện nhiệt độ và ánh sáng thích hợp cây mới xanh tốt.
Cây Bạch Mã Hoàng Tử không kén đất, hầu như thích hợp với tất cả các loại đất. Cũng là cây ưa mát nên trồng trong bóng râm hoặc bán bóng râm, thích hợp với nhiệt độ từ 18-24°C. Đặc biệt cây không thể sống khi nhiệt độ thấp hơn 13°C.
Cây Bạch Mã Hoàng Tử ưa mát nên kỹ thuật trồng cây Bạch Mã Hoàng Tử phải chú ý tới điều kiện thời tiết.
Ngoài việc cây Bạch Mã Hoàng Tử có thể trồng trên đất thì chúng còn một môi trường khác là môi trường thủy canh, đây là môi trường cũng được loại cây này ưa thích. Lúc bộ rễ màu trắng muốn cây sẽ hút chất dinh dưỡng để đảm bảo cho sự sống nên cần tuyệt đối đảm bảo nước tưới cho cây.
Chăm sóc cây Bạch Mã Hoàng Tử
Khi chăm cây Bạch Mã Hoàng Tử cần bón phân 1 lần/tháng để cây phát triển khỏe mạnh, xanh tốt. Tưới nước hàng ngày để giữ cho đất luôn ẩm ướt, tránh làm đất ngập úng. Nên cắt bỏ lá già, lau lá sạch bụi để tác dụng thanh lọc, điều hòa không khí của cây được phát huy tốt nhất.
Sâu bệnh
Là cây cảnh bày trí trong nhà không được dùng thuốc trừ sâu, có thể dùng thuốc diệt muỗi để trừ sâu bệnh hoặc dùng khăn và cồn lau sạch, nếu mức độ nghiêm trọng thì cần phải để cây ra ngoài rồi trị bệnh.
Biện pháp khắc phục khi cây Bạch Mã Hoàng Tử bị khô héo
Khi phát hiện cây có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá…phải kịp thời có những biện pháp chăm sóc. Không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xạ vào cây để tránh làm cho sức nóng của ánh nắng có thể gây bất lợi đến cây hoặc làm cho cây chết do mất nước. Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không khí trong lành.
Trồng cây Bạch Mã Hoàng Tử cũng cần phải chú ý tới khâu chăm sóc để cây không bị héo.
Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây nên tác động vào đất trồng bởi vì lúc này chức năng của cây ở trạng thái tĩnh nên cần hòa đạm với nước có nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau mỗi tháng thì sẽ tăng nồng độ. Đợi đến khi cây có sức sống trở lại nên thay đổi đất trồng, tốt nhất là dùng đất mục và đất phù sa để trồng và bón phân lót trước khi trồng cây.
Nhân giống
Cây nhân giống dễ dàng từ tách bụi, cây con mọc bên cây mẹ phải có từ 3-4 lá, dùng dao bén tách cây con sát gốc, dùng rễ lục bình bọc chỗ cắt lại để bộ rễ cây con phát triển tốt hơn, rồi trồng cả cây con với rễlục bình xuống giá thể trồng.