Thân mọc thẳng, dáng hiên ngang, sắc xanh xen lẫn vàng kim, cây lưỡi hổ là hình tượng biểu thị cho sự dũng mãnh, sức mạnh uy nghiêm của người sở hữu nó. Đồng thời, trong phong thủy cây lưỡi hổ còn có tác dụng xu cát tị hung, mang đến may mắn và tiền tài cho gia chủ.
Cây lưỡi hổ hợp mệnh, tuổi nào?
Cây lưỡi hổ mang nhiều ý nghĩa trong phong thủy, thường được dùng làm quà tặng cho đối tác, bạn bè. Tặng cây với mong muốn mang đến tài lộc và may mắn cho đối phương.
- Người mệnh Thổ: Cây lưỡi hổ sinh ra đã dành cho người mang mệnh Thổ. Khi trồng cây sẽ mang lại may mắn, vượt qua nhiều khó khăn trong cuộc sống. Lưu ý khi trồng trong chậu cần chọn chậu có góc nhọn như chậu vuông, hình chữ nhận…. Tránh dùng chậu dạng thon dài. Ngoài ra nên chọn các chậu màu đỏ, vàng sẽ tăng thêm vượng khí.
- Người mệnh Kim: Màu vàng trên thân cây lưỡi hổ cùng sắc với màu bản mệnh của mệnh Kim nên trong phong thủy. Điều này có ý nghĩa bổ sung tương trợ. Mệnh Kim trồng cây lưỡi hổ sẽ như diều thêm gió, sự nghiệp hanh thông được vận thế tốt. Mệnh này nên dùng chậu tròn hoặc ít góc như vuông, chữ nhật. Tuy nhiên không nên trồng trong chậu uốn lượn, kiểu cách. Người mệnh Kim hợp với màu vàng và trắng sẽ thu hút tài lộc.
- Người mệnh Hỏa: Cây lưỡi hổ hay các loại cây nói chung đều thuộc hành Mộc. Mộc sinh Hỏa nên cây lưỡi hổ cũng cực kỳ phù hợp với người mang mệnh này. Tuy nhiên, Thủy khắc Hỏa nên không trồng trong chậu màu xanh biển hay màu đen.
- Người mệnh Thủy, Mộc: Thủy – Mộc vốn có mối quan hệ tương sinh, vì vậy khi trồng cây lưỡi hổ đều có tác dụng bổ trợ rất tốt. Vừa giúp xua đuổi bớt tà khí lại mang về thêm tài lộc. Các loại chậu màu xanh, trắng, đen lại rất phù hợp để trồng cây lưỡi hổ cho người thuộc 2 mệnh này.
Cây lưỡi hổ là cây mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong đời sống thường ngày và phong thủy. Bất cứ ai dù mệnh gì cũng có thể trồng trong nhà, vừa có tác dụng trang trí lại vừa mang đến sự may mắn.
Cây Lưỡi Hổ hợp tuổi gì?
Sự cương trực, dũng mãnh đến từ dáng vẻ bên ngoài của cây lưỡi hổ chính là biểu hiện từ những phẩm chất bên trong của người tuổi Ngọ.
Tuổi Ngọ thường có tính cương trực, thẳng thắn, về tài chính còn có khả năng kiếm tiền giỏi, luôn phấn đấu đi lên trong sự nghiệp. Tuy vậy người tuổi Ngọ lại quá nóng nảy, ham lợi trước mắt nên dễ hỏng việc, làm ăn thua lỗ. Để tránh vận rủi, xua bớt khí âm tà đồng thời khơi thông tài lộc, mang đến may mắn thì tuổi Ngọ nên trồng cây lưỡi hổ, đặt trong nhà hoặc trên bàn làm việc.
Tuổi còn đi cùng với mệnh, nếu sinh trong mệnh Thổ (năm 1990) thì nên chọn cây lưỡi hổ có nhiều sắc vàng hơn. Bởi vì màu xanh hành Mộc kỵ với hành Thổ. Còn nếu người tuổi Ngọ có mệnh Hỏa (năm 1978) thì chỉ nên trồng cây lưỡi hổ trong chậu đất, tránh trồng thủy sinh.
Những người tuổi Ngọ sinh năm: 1942, 1954, 1966, 1978, 1990, 2002, 2014
Ý nghĩa của cây lưỡi hổ
Trong phong thủy
Từ dáng vẻ và màu sắc, cây lưỡi hổ có thể mang đến cho người sở hữu nhiều lợi ích về mặt phong thủy
- Sự bảo vệ: Dáng vẻ hiên ngang đầy sức sống của cây lưỡi hổ sẽ bảo vệ gia chủ tránh khỏi tà khí, xua đi vận rủi. Năng lượng này rất mạnh nên cây lưỡi hổ rất được ưa chuộng, thường được trồng trong nhà để bảo vệ các thành viên được bình an.
- Mang đến may mắn, tiền tài: Sắc vàng trên thân cây lưỡi hổ rất hiếm có, tượng trưng cho tài lộc nên trồng cây sẽ tăng thêm may mắn trong con đường phát triển công danh sự nghiệp. Đặc biệt hình dạng cây mọc thẳng, vuốt nhọn lên trên còn thể hiện sự cố gắng không ngừng, luôn vững bước tiến về thành công phía trước.
Trong cuộc sống
Trong cuộc sống thường ngày cây lưỡi hổ cũng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe
- Thanh lọc không khí: Cây sẽ giúp tạo ra nhiều khí ô-xy và hấp thụ khí các-bo-nic, giúp không khí luôn trong lành. Khi trồng cây lưỡi hổ trong các không gian kín như văn phòng, phòng ngủ thì không khí sẽ lưu thông tốt hơn. Đặc biệt sức khỏe được đảm bảo mà tâm trạng thì luôn thư thái. Cây lưỡi hổ còn có khả năng hấp thụ cả các độc tố gây ung thư nên trồng ở những nơi có nhiều thiết bị điện tử sẽ càng khí không gian thêm an toàn, trong lành hơn.
- Hạn chế hội chứng nhà kín: Hội chứng này thường gặp tại các không gian quá kín như nhà chung cư, văn phòng làm việc. Nó khiến con người có cảm giác sợ hãi, thiếu an toàn. Trồng một chậu cây lưỡi hổ sẽ thêm sắc xanh tự nhiên làm dịu mắt. Ngoài ra còn có tác dụng lưu thông không khí nên sẽ giúp chúng ta cân bằng lại tâm trạng và thoải mái hơn.
Trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ thế nào?
Cây Lưỡi Hổ thuộc dòng cây cảnh phong thủy với các kích cỡ nhỏ – trung – lớn và đa dạng về mẫu mã, tuy nhiên cách trồng và chăm sóc chúng khá giống nhau.
- Ánh sáng: Cây lưỡi hổ không có yêu cầu đặc biệt về mức độ ánh sáng, có thể sống tốt dưới nhiều điều kiện khác nhau. Tuy nhiên để cây phát triển đẹp, màu sáng bóng nên đặt tại nơi ánh sáng vừa đủ. Nếu có thể thêm một chút bóng râm nữa thì càng tuyệt vời.
- Nước: Khi tưới nước cho cây lưỡi hổ cần thật cẩn thận, tưới từng đợt, đợi nước ngấm hết vào đất rồi hãy tưới tiếp. Mỗi lần tưới cần lượng nước vừa đủ, không nên quá nhiều tránh làm hư hại bộ rễ. Tần suất tưới cây không cần dày, chỉ 2 – 3 tuần tưới một lần là đủ. Nếu lá rũ xuống tức là bạn tưới quá nhiều rồi, dừng tưới lại nhé. Còn nếu lá trông héo úa, bị vàng thì tưới thêm cho cây ngay.
- Nhiệt độ: Cây lưỡi hổ chịu nóng tốt, tuy nhiên để cây mọc lên đẹp thì khoảng 15 – 27 độ C là tốt nhất. Thời tiết quá lạnh sẽ khiến cây bị vàng lá, lúc đó hãy di chuyển cây sang khu vực ấm hơn.
- Phân bón: Cây không có nhu cầu đặc biệt về phân bón, nên có thể sử dụng phân bón thường. Cây lưỡi hổ thủy canh thì không cần dùng các loại phân bón này.
- Bệnh thường gặp: Thân cây lưỡi hổ dễ thu hút các loại côn trùng như sâu, nhện đến hút nhựa. Để tránh tình trạng này cần phải thường xuyên lau rửa, xua đuổi côn trùng xung quanh cây.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.